Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật
Nội Dung Bài Viết
Sử dụng trần thạch cao thả đang trở thành giải pháp trang trí cho không gian nhà ở, văn phòng trở nên hiện đại, sang trọng bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết trần thạch cao thả là gì? Cách thi công trần thạch cao thả như thế nào đúng kỹ thuật? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết nhất.
Trần thạch cao thả là gì?
Rất nhiều người thắc mắc về trần thạch cao thả là gì? Thực chất trần thạch cao thả còn được nhiều người gọi là trần nổi. Loại trần giả này được thiết kế với khung xương hiện ra bên ngoài khi đã hoàn thiện xong. Theo đó, chúng ta có thể thấy phần xương của trần hay tấm trần có tác dụng giúp che đi các chi tiết kỹ thuật của trần nhà như: ống dây điện, ống nước…
Tấm trần thạch cao được liên kết với nhau bởi thanh phụ, thanh chính và viền tường. Nhờ tính ưu việt của loại trần này mà hiện nay trần thạch cao thả đang được ứng dụng nhiều để sử dụng tại văn phòng, phòng khách, phòng ngủ, cửa hàng, trung tâm thương mại…
Hiểu rõ về trần thạch cao thả
Ưu – nhược điểm của trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả được đánh giá cao về những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Đồng thời, mẫu trần thạch cao này cũng còn một số nhược điểm hạn chế. Cụ thể những ưu điểm và nhược điểm mà loại trần này mang lại như sau:
Ưu điểm trần thạch cao thả
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những công trình sử dụng trần thạch cao để trang trí cho không gian nhà ở, văn phòng, cửa hàng. Rất nhiều người đánh giá cao về những điểm nổi bật mà trần thạch cao thả mang lại. Sở dĩ loại trần này lại được ưa chuộng là bởi những ưu điểm nổi bật như sau:
- Trần thạch cao thả có khả năng cách âm, cách nhiệt và khả năng chống cháy rất tốt. Đặc biệt, trần thạch cao này giúp chống lửa lan truyền, chống sinh ra khói độc. Thế nên, sử dụng loại trần này giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình.
- Trần thạch cao thả thích ứng tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Theo đó, khi có sự biến đổi của thời tiết thì trần nhà cũng không xảy ra hiện tượng cong vênh hay ẩm ướt.
- Loại trần thả này thi công khá dễ, không cầu kỳ, không phức tạp và tiện lợi cho việc sửa chữa, lắp đặt đường dây cũng như các thiết bị thông qua hệ thống trần nhà.
- Chi phí thực hiện thi công trọn gói khá rẻ.
- Thi công đơn giản, nhanh gọn.
Trần thạch cao có nhiều ưu điểm nổi bật
Nhược điểm của trần thạch cao thả
Bên cạnh những ưu điểm mang lại thì trần thạch cao thả cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể những nhược điểm của loại trần này như sau:
- Trần thả này thường sử dụng những tấm đặt cố định nên khó khăn trong việc thay đổi mẫu thường xuyên.
- Các tấm sử dụng để thả trần có kích thước nhỏ, dễ gây ra cảm giác chia vụn không gian. Do đó, loại trần này thường chỉ được dùng cho không gian lớn.
Trần thạch cao thả phù hợp với không gian lớn
Cách thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật
Không phải ai cũng biết cách thi công trần thả thạch cao đúng kỹ thuật. Trong khi đó, loại trần này cần phải đảm bảo tính chính xác cao. Vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật qua các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
Đầu tiên, bạn cần lấy chiều cao của trần nhà bằng tia laser hoặc ống nivo. Tiếp đến, bạn hãy đánh dấu và ghi chú lại những chỗ trần nổi để có thể đưa ra những tính toán theo khung xương hợp lý nhất.
Cách thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Tùy theo diện tích, từng loại vách tường mà có thể khoan hoặc dùng búa đóng đinh thép cố định vào tường hoặc vách. Khoảng cách giữa các lỗ khoan hay lỗ đinh không quá 300mm (chú ý đo đạc cẩn thận trước khi khoan).
Bước 3: Phân chia trần
Cần phải tuân thủ việc phân chia trần nhà theo đúng kích thước tiêu chuẩn. Cụ thể, cần phân chia trần theo các kích thước sau: 610 x 610mm, 600 x 600mm, 610 x 1220 mm, 600 x 1200mm.
Bước 4: Móc và liên kết thanh chính, thanh phụ
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo cho phép là 1200 – 1220mm. Còn khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm – 610mm.
Để liên kết thanh chính, bạn dùng khung xương liên kết với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính và khoảng cách móc treo trên thanh chính khoảng 800 – 1200mm.
Để liên kết thanh phụ, bạn dùng 2 thanh phụ lắp vào lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ theo khoảng cách 600mm (hoặc 610mm).
Bước 5: Điều chỉnh
Khi đã thực hiện liên kết thanh chính và thanh phụ xong thì hãy điều chỉnh cho khung xương và mặt bằng khung trở nên phẳng.
Bước 6: Lắp đặt tấm lên khung
- Dùng tấm có kích thước 605 x 605mm cho hệ thống 610 x 610mm.
- Dùng tấm kích thước 595 x 595mm cho hệ thống 600 x 600mm.
- Dùng tấm kích thước 605 x 1210mm cho hệ thống 610 x 1220mm.
- Dùng tấm 595 x 1190mm cho hệ thống 600 x 1200mm.
Bước 7: Xử lý viền trần
Dùng cưa hoặc kéo để cắt viền trần thừa cho đẹp.
Bước 8: Nghiệm thu và vệ sinh
Khi thực hiện xong thì hãy kiểm tra lại xem có lỗi gì không và tiến hành vệ sinh sạch sẽ trần.
Trên đây là toàn bộ cách thi công trần thạch cao thả đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, việc tự thi công trần thạch cao không hề đơn giản chút nào. Để đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí, bạn nên tìm tới các đơn vị thi công trần thạch cao TPHCM như ĐỨC NHÂN PHÁT. Chúng tôi là đơn vị thi công uy tín và được rất nhiều khách hàng tin tưởng. Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0949.750.579 để nhận tư vấn và hỗ trợ chi tiết.